Phân loại các dòng van cánh bướm

Van cánh bướm

Van cánh bướm là một trong những loại van công nghiệp phổ biến và được sử dụng nhiều trong các hệ thống đường ống. Nó có công dụng đóng/mở đường ống, điều tiết dòng chảy nhanh chóng và dễ dàng.

Dòng sản phẩm van bướm thường được thiết kế nhỏ gọn, sử dụng đơn giản và khả năng điều tiết dòng chảy tốt. Ngoài ra, ưu điểm nổi bật của dòng van bướm chính là khả năng thích ứng với nhiều môi trường khác nhau do được làm từ vật liệu tốt.

phan-loai-cac-dong-van-canh-buom

Xem sản phẩm tại: http://tinhtue.vn/san-pham/van-canh-buom-inox-mach-bich-dieu-khien-dien-khi-nen-ayvaz

Cấu tạo của van cánh bướm

Cũng như các loại van công nghiệp khác dòng van bướm có cấu tạo đơn giản với các bộ phận chính như:

+ Thân van: Được sản xuất từ nhựa hoặc kim loại và có hình tròn với nhiều lỗ để có thể lắp bulong.

+ Đĩa van: Được thiết kế theo hình dạng cánh bướm, cố định một đầu và có thể xoay một góc 90 độ.

+ Trục van: Có thể là inox hoặc gang.

+ Bộ phận làm kín: Đây là bộ phận quan trọng trong cấu tạo của van bướm vì nó có nhiệm vụ đảm bảo các mặt kết nối có sự khít kín và chắc chắn nhất.

+ Thiết bị điều khiển: Tùy thuộc vào từng loại van bướm sẽ có thiết bị điều khiển bằng tay gạt, tay quay hoặc bằng điện, khí nén.

Phân loại các loại van cánh bướm

Dòng sản phẩm van bướm trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại, chúng đa dạng về mẫu mã, kiểu dáng và xuất xứ. Mỗi sản phẩm sẽ có những ưu điểm riêng nên mọi người cần tìm hiểu kỹ về sản phẩm trước khi chọn mua để đảm bảo mua được sản phẩm phù hợp mục đích sử dụng.

+ Van bướm tay gạt: Với dạng van này mọi người sẽ thao tác đóng/mở bằng tay nên thường được dùng cho những đường ống DN50, DN65 đến DN250.

+ Van bướm hộp số: Thường được gọi là van tay quay, sự chuyển động của các hộp số sẽ giúp van được đóng/mở nhanh chóng. Loại van này thường có kích cỡ 50A – 100A.

+ Van bướm điều khiển bằng khí nén: Hoạt động được nhờ áp lực của khí nén và đây là một trong những dòng van cánh bướm phổ biến nhất hiện nay.

+ Van bướm điều khiển bằng điện: Dòng điện sẽ được cấp cho van khi muốn đóng hoặc mở chúng. Trong các loại van điện dòng DN100 được sử dụng nhiều nhất.

Ngoài việc phân loại van cánh bướm theo kiểu đóng mở hay tác động người ta còn phân chia theo chất liệu sản xuất van bướm. Hiện nay có các loại như: van bướm inox, van thép, van bướm gang hoặc van bướm hai mặt bích.

Kiểm tra và bảo dưỡng van bướm

Hầu hết tất cả mọi thiết bị, máy móc nếu muốn hoạt động tốt và duy trì tuổi thọ trong quá trình sử dụng nhất định phải thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng. Với loại van cánh bướm các nhà sản xuất khuyến cáo đơn vị nên thực hiện bảo dưỡng từ 1 – 2 lần trong năm. Việc kiểm tra và bảo dưỡng sẽ giúp kiểm soát được các sự cố, phát hiện các hư hỏng để giúp van hoạt động tốt hơn và tránh hư hỏng.

Để bảo dưỡng van bướm có thể dựa áp dụng một trong hai phương pháp sau:

+ Bảo trì theo tình trạng van: Trong quá trình sử dụng chúng ta có thể nắm bắt được tình trạng van và thực hiện bảo trì. Đây là phương pháp mang lại hiệu quả cao, giúp chúng ta chủ động được trong việc sửa chữa van.

+ Bảo dưỡng định kỳ: Phương pháp này sẽ áp dụng theo khuyến cáo của nhà sản xuất. Sau khoảng 6 – 12 tháng sử dụng chúng ta nên thực hiện bảo dưỡng van bướm, có thể vệ sinh, sửa chữa hoặc thay mới để đảm bảo hiệu quả hoạt động tốt nhất.